Xe cấp cứu Phước Lộc – Dịch vụ cứu thương nhanh chóng HCM

Trang chủ » Tin tức » Phải ứng phó như thế nào khi bị tai nạn giao thông

Phải ứng phó như thế nào khi bị tai nạn giao thông

Cùng với sự phát triển của kinh tế, chất lượng cuộc sống của mọi người không ngừng được nâng cao, số người có xe riêng tăng một cách nhanh chóng. Nhưng tai nạn giao thông là điều thường xảy ra, khó tránh khỏi, mỗi ngày, không biết bao nhiêu người bị cướp đi mạng sống cũng vì bị tai nạn giao thông. Trong khi chưa nghĩ ra cách để giảm tai nạn giao thông, thì trướt mắt, mình cứ học kỹ cách sơ cấp cứu. Những kiến thức này khi gặp sự cố thật, thì cũng cũng giảm thiệt hại phần nào.

Sau khi xảy ra tai nạn, chưa cần biết ai đúng hay sao, khi có thương vong về người thì phải gọi cấp cứu. Khi nói chuyện điện thoại, cần nói rõ tình hình thương vong, số người bị thương, địa điểm xảy ra tai nạn chính xác nhất. Có như vậy, mới tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên y tế đến nơi nhanh nhất.

Phương pháp cấp cứu cho người bị thương do bị tai nạn giao thông

Nếu bị tai nạn giao thông làm ô tô bốc cháy thì người bên trong xe phải ngay lập tức tìm cách thoát ra ngoài và cởi bỏ quần áo bị bén lửa, hoặc cũng có thể lăn vòng vòng dưới đất để dập lửa. Với vùng bị lửa cháy bị thương, phải dội nước lạnh giảm nhiệt liền, hoặc ngâm vùng bị thương vào nước.

Trường hợp xe chạy bị rơi xuống nước (kênh đào, sông, suối,…) thì cần hết sức bình tĩnh. Khi xe chưa chìm hoàn toàn xuống nước, thì phải cởi bỏ dây đai an toàn và mở chốt cài cửa xe. Nếu xe đang chìm xuống và trong xe không ngừng bị nước tràn vào, thì phải đặc biệt bình tĩnh, lúc này rất khó mở cửa xe do áp lực bên ngoài và bên trong đang chênh lệch quá lớn. Khi nước vào gần ngập hết xe (khi này xe đã chìm, và thiếu ánh sáng) thì bắt đầu mở cửa, lúc này áp lực bên trong và ngoài đã cân bằng và rất dễ dàng.

Là người lái xe, khi có sự cố, ngoài đạp thắng, thì hai tay phải nắm chặt lấy vô lăng. Như vậy, có thể giảm bớt chấn động của quán tính đối với phần ngực, mặt, và cổ…

Nếu người lái xe bị vô lăng đập vào làm bị thương hoặc bị buồng lái biến dạng, chèn ép làm xương cổ hoặc phần ngực của người lái xe bị thương. Thông thương, người bị thương ở vị trí lái không thể động đậy. Nhân viên cứu hộ nê đeo nẹp cổ lên cổ của người bị thương phòng trừ các trường hợp bất trắc. Nếu không có nẹp cổ thì có thể thay bằng bìa cứng. Làm như vậy, có thể tránh trường hợp xương cổ của người lái xe nằm lệch vị trí. Sau đó dùng một thanh gỗ đệm phía sau lưng người bị thương. Sau khi cố định xong, mới bắt đầu dịch chuyển người bị thương ra khỏi buồng lái.

Khi bị tai nạn giao thông xảy ra, thông thường người lái xe sẽ phanh gấp, tốc độ xe đột ngột giảm nhanh, cổ của người ngồi trên xe dễ bị chấn thương, đa phần là trật khớp cổ. Nếu nghiêm trọng có thể rơi vào tình trạng hôn mê. Sau khi tai nạn xảy ra, nhân viên cứu hộ cần lập tức đẹp nẹp cổ cho người bị thương. Ngăn không có cổ người bị nạn lắc lư, tránh để tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu không có nẹp cổ, thì có thể dùng giấy carton, nhựa cứng. Một số trường hợp còn bị chấn thương cột sống, khi di chuyển nạn nhân phải hết sức chú ý. Khi di chuyển không chuẩn, có thể làm tổn thương cột sống tăng lên, nghiêm trọng làm gãy cột sống thì gây liệt cả đời! Cho nên, khi di chuyển nạn nhân, cần đeo nẹp cổ trước, sau đó 5-6 người cùng di chuyển nạn nhân. Một người phụ trách nân phần cổ, tránh để phần cổ hoạt động. Những người khác nâng từng phần của nạn nhân cùng thời điểm, nâng lên độ cao bằng nhau, thật chậm, đều. Sau khi đưa được nạn nhân vào cáng gỗ cứng, thì cần cố định nạn nhân bằng dây thừng, hoặc băng gạc rồi mới chuyển đi.

Nếu người bị thương bị chảy máu, cần lập tức cầm máu. Nếu lượng máu chảy ra ít thì có thể dùng cách cầm máu ấn động mạch, nếu máu chảy nhiều, thì có thể dùng garo quấn xung quanh, đồng thời viết rõ thời gian quấn lên garo, không được để phần bị thương hoại tử vì thiếu máu. Nếu có hiện tượng gãy xương xảy ra, thì cần phải dùng thanh gỗ (hoặc vật tương tự) để cố định cho phần bị gãy.

Nếu người bị thương xuất hiện tình trạng ngừng thở và tim ngừng đập, nhân viên cứu hộ cần kịp thời tiến hành hô hấp nhân tạo và ép ngực cho người bị thương. Nếu người bị thương trong trạng thái hôn mê thì cần loại bỏ bùn đất, chất tiết ra, răng giả… trong miệng, mũi người bị thương, để người bị thương nằm nghiêng, đường thở thông suốt.

Khi lái xe với tốc độ cao, có thể sẽ xảy ra hiện tượng nổ lốp xe. Nổ lốp thường sẽ gây ra tai nạn giao thông nghiêm trọng. Trong quá trình lái xe, chúng ta gặp phải tình huống nổ lốp xe thì có thể làm theo phương pháp sau để giảm mức độ thiệt hại xuống thấp nhất.

  • Khi gặp tình trạng nổ lốp, không được hoảng loạn, không được đột ngột đạp phanh, làm như vậy sẽ khiến xe cua sang bên cạnh nghiêm trọng hơn, thậm chí lật xe. Lúc này nên giữ thật chặt vô lăng, cố gắng giữ xe lái trên đường thẳng, đạp nhẹ phanh để xe giảm dần tốc độ. Sau đó từ từ lái về phía phải đường rồi hãy dừng lại.
  • Bình thường, cần thường xuyên bảo dưỡng chiếc xe yêu quý của mình, bánh xe cũng cần phải bảo dưỡng, cần giữ cho hơi trong bánh xe nằm ở mức tiêu chuẩn, tránh lái quá tốc độ và lái khi bánh xe non hơi.

Giới thiệu về tác giả

Trung tâm cấp cứu Phước Lộc

 Website:xecapcuuphuocloc.com

Hotline: 0896 114 115

Email : ccphuocloc@gmail.com

Địa chỉ :13 Quốc Lộ 50, Bình Hung,Bình Chách, TP. HCM

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
Scroll to Top